Việt Nam là đất nước nông nghiệp vì vậy các sản phẩn về nông nghiệp mang đi suất khẩu luôn được chú ý tới. Nay chúng tôi sẽ giúp các bạn biết về những mã HS và chính sách nhập khẩu hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm đến công ty xuất khẩu hàng hoá về nông nghiệp thì hãy chú ý đến bài viết nay nhé.
Mã HS các loại sản phẩm của cây
1211 – Các loại cây và các bộ phận của cây (kể cả hạt và quả), chủ yếu dùng làm nước hoa, làm dược phẩm hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm hoặc các mục đích tương tự, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột.
12119099 – Loại khác
Mô tả các loại khác
Mật nhân sấy khô, nguyên liệu dùng để làm trà.
Thân cây mật nhân (Eurycoma longifolia) đã cắt lát và sấy khô, dùng để sản xuất trà thảo mộc.
Cây bông gạo (Đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 5).
Hoa gạo (Gossaampini Flos) đã sấy khô, dùng để sản xuất trà thảo mộc với hàm lượng: 0,005% đến 0,1%.
Gốc cây địa hoàng (Rehmania) (đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 1)
Rễ địa hoàng (rehmaniae Root) đã sấy khô, dùng để sản xuất trà thảo mộc với hàm lượng: 0,005% đến 0,1%.
Hạ Cô Thảo (đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 1).Hoa khô nguyên cụm của cây Hạ cô thảo (Theo công văn của doanh nghiệp công dụng dùng làm trà thảo mộc).
Hoa Kim ngân (Đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 2).
Hoa kim ngân (Lonicerae Flos) đã sấy khô, dùng để sản xuất trà thảo mộc với hàm lượng: 0,005% đến 0,1%.
Lá Cò Ke (Đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 4).Lá của cây cò ke đã sấy khô (Theo công văn của doanh nghiệp công dụng dùng làm trả thảo mộc).
La Hán Quả (Đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 3). Quả la hán đã sấy khô (Theo công văn của doanh nghiệp công dụng dùng làm trà thảo mộc).
Lá thạch (Đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 3).
Cây sương sáo (Mesonae Chinensis) đã sấy khô, dùng để sản xuất trà thảo mộc với hàm lượng: 0,005% đến 0,1%.
Sứ trắng (Đã sấy khô, dùng làm nước uống) (Mục 2).Hoa khô của cây Hoa sứ (Theo công văn của doanh nghiệp công dụng dùng làm trà thảo mộc).
Chính sách về suất khẩu về nông nghiệp
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01tháng 01 năm 2019.
- Thông tư này thay thế Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn, bổ sung.
Nếu bạn đang quan tâm vận chuyển hàng hoá Trung Quốc
Thuế suất
Thuế giá trị gia tăng (VAT): Các mặt hàng là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC
Thuế nhập khẩu thông thường: 7.5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean (ATIGA): 0%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân (AANZFTA) : 0%
Qua bài viết trên hi vọng trên quý khách sẽ nắm bắt được thông tin về mặt hàng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về Thủ tục nhập khẩu các sản phẩm về nông nghiệp.Thì quý khách đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với hotline: Mr Nguyên 0965216886 để được tư vấn miễn phí.