“Sales hãng tàu, sales forwarder, nghề dễ hay khó?” Đây là một trong rất nhiều câu hỏi mà mình nhận được. Theo mình đây không hẳn là một nghề quá khó, một số bạn học ngành kỹ thuật vẫn có thể chuyển qua ngành này và còn khá thành công nữa. Vậy không biết bạn có đang thắc mắc đây là một nghề như thế nào không? Vậy trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng bạn để tìm hiểu về sales hãng tàu, sale forwarder.
Điểm giống điểm khác
Giống nhau
Cho dù bạn làm sales forwarder hay sales forwarder thì công việc chủ yếu của bạn cũng là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu và bán cước tàu.
- Đầu tiên là thuyết phục khách hàng: sử dụng dịch vụ của hãng, cung cấp giá cước, các chi phí, lịch tàu xuất bến, đưa hàng xuống tàu, hỗ trợ khách hàng trong quá trình đóng hàng, hoàn tất các thủ tục,…
- Duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp: bằng việc chăm sóc khách hàng như thường xuyên liên lạc, cập nhật thông tin về nhu cầu vận chuyển, tạo thêm các ưu đãi tặng kèm cho khách hàng thân thiết.
- Mở rộng quy mô khách hàng: bằng các hoạt động tìm kiếm khách hàng mới, tạo dựng các chương trình khuyến mại,…
Duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp: bằng việc chăm sóc khách hàng như thường xuyên liên lạc
Thế nhưng công việc của nhân viên sales không chỉ đơn giản chỉ chào hàng và bán hàng. Đối với mỗi booking luôn cần một hệ thống gồm nhiều công đoạn, từ book tàu cho tới việc đưa hàng lên tàu và xuống cảng. Song song với các hoạt động này, các nhân viên sales phải luôn phải theo sát, hỗ trợ khách hàng để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng. Sau một thời gian, khách hàng sẽ tạo ra đơn hàng nhưng việc chăm sóc vẫn không được lơ là.
Công việc sale kinh doanh hãng tàu
- Công việc sales hãng tàu
- Xin giá từ hệ thống của hãng tàu, với mỗi khách hàng khác nhau sẽ có một báo giá khác nhau
- Direct shipper hoặc gặp gỡ FWD để chào giá
- Xử lý các trouble: hỗ trợ lấy container rỗng, hỗ trợ lấy vận đơn, bên cạnh đó còn phải chăm sóc tốt quan hệ với OPS và cảng.
Thuận lợi
Có thể được nhiều hàng từ FWD nếu hỗ trợ tốt và giá tốt.
Khó khăn
Vất cả trong việc chạy target để full chỗ trên tàu.
Công việc sale Forwarder
- Công việc sale forwarder bao gồm
- Gặp gỡ tạo mối dựng mối quan hệ để dễ dàng xin giá từ hãng tàu.
- Gặp direct shipper để chào giá cước tàu
Trong trường hợp khác, khách hàng cần làm thủ tục hải quan, trucking thì cần tư vấn để khách hàng làm.
Thuận lợi
Nhờ mối quan hệ tốt với hãng tàu nên có thể nhận được nhiều báo giá tốt.
Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất của sales forwarder chính là tìm kiếm khách hàng. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện tại, các chương trình khuyến mại, chào hàng đồng loạt được mở ra khiến việc tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết
- Bạn phải handle từng đơn hàng, nếu có vấn đề gì xảy ra bạn phải là người trực tiếp đứng ra làm việc và tư vấn lại cho khách hàng.
Những lưu ý khi làm nghề logistics
Cho dù làm sales hãng tàu hay sales forwarder bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Kiến thức: bên cạnh những thông tin về sản phẩm của mình thì bạn cần trang bị thêm các kiến thức về hàng hải như lịch tàu, tình hình thị trường,..Có kiến thức chung rộng trong lúc tiếp xúc khách hàng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn cũng cần có các kiến thức về chính trị, xã hội,.. Do công việc xuất nhập khẩu cũng liên quan tới chính trị như các luật cấm vận,..
- Kỹ năng: bạn cần chịu khó lắng nghe khách hàng, bên cạnh đó khi muốn khách hàn lắng nghe những gì bạn nói.Bạn cần có kỹ năng mềm tốt, bạn phải truyền đạt và cảm nhận thông tin. Đừng cố gắng gọi quá nhiều cuộc gọi cho khách hàng, điều này sẽ gây nên việc khó chịu cho khách hàng.
- Đối tác: trong lúc đi thương lượng với các công ty xuất nhập khẩu, với các forwarder thì cần lưu ý. Đây là hai loại đối khác nhau nên có những mong muốn về sản phẩm là khác nhau. Nhưng nhìn chung các nhân viên đều mong muốn có mở rộng mối quan hệ càng nhiều càng tốt. Cho nên việc tìm kiếm khách hàng, gặp gỡ khách hàng là những công việc được coi là cực kỳ quan trọng và quyết định có thể biến khách hàng thành đối tác được không.
- Những khó khăn bước đầu: Khi bắt đầu công việc nào đó tất nhiên sẽ có những khó khăn, đặc biệt là khó khăn về doanh số. Và việc có mối quan hệ rộng là một lợi thế, nhưng với những bạn mới vào nghề thì điều này tương đối khó khăn. Do tâm lý của mọi người thường thích làm việc người quen hơn để tránh được rủi ro.
Trên đây là những phân tích tổng hợp của mình về sự khác biệt giữa sales forwarder và sales hãng tàu. Chúng có sự khác biệt như thế nào. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã có những định hướng rõ ràng cho công việc của bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng sẽ được gặp lại bạn ở những bài kế tiếp.