Gần đây hoa quả tươi ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt nam đặc biệt các loại trái cây sạch. Bạn muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu trái cây tươi về Việt Nam, bạn không biết phải thực hiện như thế nào, phải thực hiện ở đâu? Đừng lo lắng mà hãy cùng Vĩnh Cát logistics tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như thế nào?
Để nhập khẩu được mặt hàng này điều đầu tiên đó là khách hàng phải nắm bắt được nên và cần thực hiện những gì? Vĩnh Cát logistics xin chia sẻ đến quý khách 5 bước chính cần thực hiện như sau:
1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu
2: Xin giấy phép kiểm dịch
3: đăng kí lấy mẫu kiểm dịch
4: Lấy mẫu kiểm dịch
5: Làm thủ tục thông quan nhập khẩu
Trình tự các bước thực hiện đơn giản chính xác
Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu
Không phải mặt hàng trái cây nào cũng được nhập khẩu vào Việt Nam, chính vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là kiểm tra xem mặt hàng trái cây mình muốn nhập có được phép nhập vào Việt Nam hay không?
Hàng hoa quả tươi không thuộc diện bị cấm hay hạn chế nhập khẩu (theo Nghị định 187/2013).
Tuy vậy, theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, thì quả tươi thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, rất có thể loại trái cây bạn định nhập khẩu từ 1 quốc gia chưa được phép kiểm dịch do có nguy cơ dịch hại.
Để biết được điều này, tốt nhất bạn nên liên hệ với Cục bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT, và hỏi thông tin chính thức trước khi quyết định có nhập hàng hay không.
Nếu hàng thuộc diện được phép kiểm dịch (không bị cấm), thì bạn làm tiếp…
Bước 2: xin giấy phép kiểm dịch
Đây là công việc nộp hồ sơ cho cục bảo vệ thực vật để họ kiểm tra xét duyệt và cho phép hàng được kiểm dịch thực vật khi về đến Việt nam.
Địa điểm xin giấy phép: Cục bảo vệ thực vật, tại Số 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hồ sơ xin giấy phép cần có:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu)
Hợp đồng thương mại: bản sao chụp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: bản sao chụp
Thời gian xin và chờ kết quả nếu hồ sơ chuẩn chỉnh cũng mất khoảng 15-18 ngày. Nếu sai sót thì phải bổ sung chỉnh sửa, cần thêm thời gian. Do đó, bạn nên xin giấy phép sớm, tốt nhất là trước khi hàng về đến Việt Nam, để tránh phát sinh chi phí lưu kho. Giấy phép này có giá trị 1 năm, và trừ lùi số lượng sau mỗi lần nhập.
Có thể bạn quan tâm: Nhập khẩu ủy thác tại Vĩnh cát uy tín số 1 tại Việt Nam
Bước 3: Đăng kí lấy mẫu kiểm dịch
Khi hàng về đến cửa khẩu sân bay hoặc cảng biển, bạn cần đăng ký kiểm dịch thực vật và an toàn VSTP (làm cùng lúc) với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Hiện đã thực hiện làm hồ sơ qua cổng thông tin 1 cửa quốc gia.
Hồ sơ kiểm dịch gồm:
Giấy đăng ký (theo mẫu).
Giấy phép kiểm dịch (ở Bước 2)
Chứng thư kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate)
Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn v.v…
Địa điểm đăng ký tại 1 số chi cục kiểm dịch ở các cảng biển, sân bay quốc tế của Việt Nam:
Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm
Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch
Khách hàng đến kho tập kết để lấy mẫu
Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Khi có kết quả ở Bước 4, bạn bổ sung vào hồ sơ để cán bộ hải quan kiểm tra một lượt các chứng từ.
Nếu tờ khai phân luồng đỏ, thì sau bước hồ sơ, sẽ phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho hoặc cảng. Bạn có thể làm gộp luôn bước này vào khi mẫu kiểm dịch (Bước 4) để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Sau khi kiểm hóa xong, hàng hóa chuẩn chỉnh, thì tờ khai sẽ được thông quan.
Trên đây là toàn bộ chi tiết thực hiện làm thủ tục nhập khẩu trai cây tươi, nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì quý khách đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua holine: 0965216886 Mr nguyên để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất nhé!