Với tình hình ngành may mặc đang phát triển như hiện nay, các xưởng may mặc đều muốn đầu tư những loại máy may công nghiệp điện tử chất lượng, nhằm tạo lên sự hoàn hảo, chuyên nghiệp cho sản phẩm của họ. Đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp liên tục đưa ra những sản phẩm mới được cập nhật công nghệ tân tiến và đa dạng về kiểu dáng, giá cả. Bạn đang vướng mắc quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp cần những hồ sơ gì để đảm bảo đúng quy định, bạn muốn biết thuế nhập khẩu cũng như quy trình nhập khẩu đang là thắc mắc của nhiều khác hàng. Hãy tham khảo bài viết này, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn, bài viết dưới đây của Vĩnh Cát Logistics sẽ tổng hợp tất cả những vấn đề và khúc mắc bạn đang cần.
HS code máy may công nghiệp
HS code máy may công nghiệp, xin tham khảo nhóm 8452. Doanh nghiệp lựa chọn mã phù hợp với sản phẩm mình nhập khẩu
Dựa vào tính chất, đặc điểm và thực tế hàng hóa để có thể áp mã HS code máy may công nghiệp cho phù hợp nhất.
Chú ý: máy khắc cần phân loại theo tính năng và công dụng. Ưu tiên áp theo mã định danh, nếu không có mã định danh thì tuân theo 6 quy tắc áp mã HS.
Mã HS và thuế nhập khẩu của máy may công nghiệp (Lưu ý: mã HS mang tính chất tham khảo)
Chính sách nhập khẩu máy may công nghiệp
Máy may công nghiệp không nằm trong loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, không thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan, nên không cần giấy phép nhập khẩu.(Nhập khẩu bình thường)
Biểu thuế với máy may công nghiệp
– Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
Mặt hàng máy may công nghiệp chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, thuế VAT 10%.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy khắc cắt CNC đảm bảo đúng quy định
Quy trình nhập khẩu máy may công nghiệp
Bước 1: Khai báo hải quan
Hồ sơ chuẩn bị:
- Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc;
- hợp đồng (sales contract),
- hóa đơn thương mại (commercial invoice),
- Quy cách đóng gói (packing list),
- Vận tải đơn (House bill),
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
Bước 3: Tính thuế
Bước 4: Nộp thuế, lệ phí
Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan
Bạn nên xem: Giá cước làm thủ tục nhập khẩu ủy thác về Việt Nam (xem tại đây)
Khi họ tiếp nhận họ sẽ đóng dấu lên tờ giấy đăng ký, Cầm tờ này + bộ chứng từ làm thủ tục hải quan thông thường xuống Hải Quan nơi đăng ký mở tờ khai để nộp vào thông quan lô hàng kéo về kho thôi.
Hiện tại theo quy định của Nhà nước để xin giấy phép nhập khẩu máy may công nghiệp mất 7 ngày nhưng nếu sử dụng dịch vụ nhập khẩu máy may công nghiệp nhanh của Vĩnh Cát Logistics thời gian xin cấp phép chỉ còn 2 ngày làm việc. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline: 0965216886