Hiện nay, việc nhập khẩu nhiều mặt hàng thủy hải sản tươi sống về Việt Nam đang được ưa chuộng ở nhiều nhà hàng. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu về Việt Nam để phân phối. Nhưng bạn đang gặp vướng mặc về thủ tục nhập khẩu tôm hùm, thuế nhập khẩu, mã hs code của mặt hàng này. Nếu bạn chưa biết hoặc đang thắc mắc về mã hs code và thủ tục nhập khẩu thủy sản hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mã HS CODE tham khảo
03061210: tôm hùm hun khói
03061290: tôm hùm ướp lạnh, đông lạnh
03061410: cua ghẹ ướp lạnh, đông lạnh vỏ mềm.
03061490: cua ghẹ ướp lạnh, đông lạnh
16053000: Tôm hùm đã được chế biến, bảo quản
Khi muốn biết chính xác mã HS của 1 mặt hàng chúng ta cần căn cứ và tính chất, thành phần và công dụng,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Vì vậy mọi người cần chú ý!
Các loại thuế khi nhập khẩu tôm hùm
Khi nhập khẩu tôm hùm nói riêng và thủy hải sản nói chung, người nhập khẩu chỉ cần nộp thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của tôm hùm là 10%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành là 0%.
Trong trường hợp được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa gia công
Thủ tục nhập khẩu thủy hải sản
Xin giấy phép nhập khẩu
Để xin được giấy phép kiểm dịch động vật nhập khẩu, trước hết truy cập vào website của Cục Thú Y để xem công ty xuất khẩu, nhà sản xuất nơi mà bạn chuẩn bị nhập về đã có thể xuất vào Việt Nam chưa. Trên trang website của Cục Thú Y có danh sách các công ty đã được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Hồ sơ xin giấy phép gồm có:
- 1 bản sao y giấy đăng ký kinh doanh
- 1 bản đơn đăng ký theo mẫu
- 1 bản Health Certificate (mẫu của nước xuất khẩu)
Khi cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho Cục Thú Y giấy phép sẽ được cấp sau 5-7 ngày kể từ khi nộp bộ hồ sơ nếu hợp lệ.
Kiểm dịch động vật
Không giống những mặt hàng thông thường khác, tôm hùm khi hàng đã cập cảng thì bắt đầu tiến hành đăng ký kiểm dịch động vật.
Hồ sơ để đăng ký bao gồm:
- Mẫu đăng ký 3 bản
- Giấy phép nhập khẩu bản gốc ( đã xin ở trên)
- Invoice, Packing list
- Bill of Lading
Quá trình kiểm dịch sẽ diễn ra trong vòng 4 ngày làm việc khi bạn đã nộp đầy đủ hồ sơ, đóng tiền, hẹn ngày kiểm dịch động vật. Khi kiểm dịch bạn cần phải mang giấy hẹn đi để nhận chứng thư kiểm dịch.
Quy trình nhập khẩu
Thủy sản khi nhập khẩu về Việt Nam có rất nhiều loại: thủy sản làm giống, thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh, nhập sản xuất xuất khẩu,… Vĩnh Cát Logistics gửi đến quý khách quy trình thủ tục nhập khẩu tôm hùm:
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu (trước khi nhập khẩu hàng)
Bước 2: Đăng ký kiểm dịch động vật
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch động vật
Bước 5: Nộp chứng thư kiểm dịch động vật thông quan lô hàng.
Thời gian thông quan lô hàng tôm hùm nếu quý khác tự làm sẽ rất mất thời gian chờ khoảng 15 ngày> Việc sử dụng dịch vụ khai báo hải quan của chúng tôi sẽ tối ưu thời gian thông quan lô hàng chỉ sau 2-5 ngày làm việc (link tham khảo: tại đây)
Thủ tục hải quan hàng hóa
Bộ hồ sơ để thông quan bao gồm
- Invoice, Packing list
- Bill of lading
- C/O (nếu có)
- Tờ khai hải quan
- Chứng thư chứng nhận kiểm dịch động vật
Trên đây là toàn bộ quy trình và thủ tục nhập khẩu tôm hùm về Việt Nam mà Vĩnh Cát Logistics cung cấp cho bạn. Quý khách hàng có những thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: 0902101668 / Ms Vũ Anh