CO là gì? CO có giúp ích gì trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm tới. Để đáp lại tình cảm cũng như sự quan các bạn đã gửi câu hỏi. Mình sẽ cố gắng trả lời chi tiết nhất có thể.

Như mọi khi, đầu tiên mình sẽ lý giải CO là gì? CO là chữ viết tắt của Certificate of original. Đây chính là giấy chứng nhận hàng hóa đến từ một quốc gia nào đó. Điều này giúp xác nhận hàng hóa được sản xuất ra từ nước đó và được phân phối xuất khẩu dựa trên một bộ quy tắc nào đó. CO giúp tạo thuận lợi về thuế cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia. Ưu đãi về thuế còn tùy thuộc vào loại hàng, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước mua và bán.

CO là chữ viết tắt của Certificate of original
CO là chữ viết tắt của Certificate of original

Mục đích của việc sử dụng CO

Như chúng ta đã biết ưu đãi lớn nhất mà các doanh nghiệp được hưởng chính là ưu đãi về thuế. Chỉ cần xác định rõ đây là mặt hàng gì được xuất từ nước nào tới nước nào là bạn đã nhận được mức thuế ưu đãi rồi.

Tiếp theo CO giúp bình ổn giá, chống bán phá giá: Trong các trường hợp hàng hóa của nước A bán sang nước B với giá quá thấp. Thì việc xác định được xuất xứ sẽ ngăn chặn được hành động bán phá giá này.

Thống kê thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch: CO giúp xác định rõ ràng xuất xứ giúp cho việc thống kê  thương mại trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời dựa trên những số liệu đó cũng giúp nhà nước đề ra kế hoạch xúc tiến thương mại.

Đơn đề nghị cấp CO

Những ai có thể cấp phát CO

Hiện tại ở Việt Nam những cơ quan có thẩm quyền cấp phát CO bao gồm:

Bộ công thương Việt Nam, phòng XNK do bộ chỉ định: cấp phát các CO như CO form A, D  và các CO do sự thỏa thuận của chính phủ tạo thành.

Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam sẽ cấp các Form CO còn lại. Nếu không bộ công thương sẽ ủy quyền đơn vị nào đó cấp phát CO

Các loại CO

Hiện nay có khá nhiều loại CO. Dưới đây mình sẽ đề cập tới các loại CO kèm theo các các nước nhập khẩu có áp dụng.

  • CO form A: ưu đãi thuế theo phổ cập GSP đối với các hàng xuất khẩu sang Việt Nam.
  • CO form D: ưu đãi thuế theo hiệp định CEPT đối với các hàng xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN.
  • CO form E: ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1) đối với các hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước trong khối ASEAN và ngược lại 
  • CO form S: ưu đãi thuế theo hiệp định Việt Nam – Lào với các mặt hàng xuất khẩu sang Lào
  • CO form AK: ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2) với các mặt hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc sang các nước trong  khối ASEAN.
  • CO form AJ: Ưu đãi thuế theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3) với các mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang các nước trong khối ASEAN và ngược lại.
  • CO form GSTP: ưu đãi GSTP đối với các mặt hàng xuất khẩu sang các nước được hưởng ưu đãi thương mại toàn cầu.
  • CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • CO form ICO: ưu đãi theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới với các mặt hàng từ cà phê do Việt Nam trồng và thu hoạch xuất khẩu sang tất cả các nước.
  • CO form Textile: ưu đãi theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU với các mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước trong khối EU.
  • CO form Mexico: ưu đãi theo quy định của Mexico với các mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico

Trình tự các bước xin CO

Các bước thực hiện đề nghị cấp CO

  • Bước 1: kiểm tra xuất xứ hàng hóa có phù hợp và tuân thủ theo các quy định cho trước không
  • Bước 2: xác định mã số HS của hàng hóa
  • Bước 3: xác định nước nhập khẩu hàng hóa để xác định xem hàng hóa có được hưởng ưu đãi về thuế không
  • Bước 4: So sánh mức thuế giữa các mẫu CO để đảm bảo hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế tốt nhất.
  • Bước : Kiểm tra sản phẩm có đáp ứng được các quy định xuất xứ không

Thủ tục xin cấp CO

Thủ tục cấp CO bao gồm các chứng từ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp CO được khai báo đầy đủ và hợp lệ
  • Mẫu CO được khai hoàn chỉnh gồm 01 bản gốc kèm theo 3 bản sao.
  • Tờ khai hải quan 
  • Các chứng từ cung cấp về nguồn gốc hàng hóa, nguyên vật liệu.
Bộ công thương  là một trong những nơi cung cấp CO
Bộ công thương  là một trong những nơi cung cấp CO

Thời gian cấp CO

  • Thông thường thời gian cấp CO không quá 3 ngày kể từ khi người để nghị cấp CO nộp đầy đủ, hợp lệ các chứng từ liên quan.
  • Trong mọi trường hợp, thời gian cấp CO không được gây cản trở cho việc giao hàng, trừ khi lỗi này xuất phát từ người xuất khẩu.

Trên đây là những tìm hiểu của mình về CO và những loại CO thường gặp. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã nắm được những loại CO cơ bản. Đồng thời áp dụng được nó vào công việc xuất nhập khẩu của mình để nhận được nhiều ưu đãi về thuế. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hẹn gặp lại bạn ỏ những bài viết kế tiếp.

mrnguyen

Chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc , Mua hàng Trung Quốc, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Bùi Văn Nguyên, sinh ngày 12 tháng 03 năm 1987.Hiện nay đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và tiếp vận Vĩnh Cát, địa chỉ: HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội. Chịu trách nhiệm kiểm chứng toàn bộ về nội dung xuất nhập khẩu uỷ thác – vận chuyển hàng Trung Quốc

Trả lời