Nếu làm trong ngành giao thông vận tải biển bạn đã ít nhiều nghe đến thuật ngữ hàng Freehand. Nếu như bạn còn chưa nắm rõ về thuật ngữ này thì hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về thuật ngữ này và các vấn đề xung quanh nó nhé

Hàng Freehand là gì?

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu hàng Freehand là gì? Hàng Freehand là những hàng shipper book tàu và trả cước phí đó. Hàng Freehand các nhà bán hàng phải tự mình làm các công việc, các quy trình, tìm đối tác, chào giá và đeo đuổi.

Hàng Freehand là những hàng shipper book tàu và trả cước phí đó

Ai là người thực hiện 

Đối với hãng tàu thì họ làm cả hai  bao gồm hàng freehand và hàng chỉ định. Còn với forwarder thì họ thường làm hàng freehand. Freehand do shipper book tàu và đồng thời shipper cũng là người chi trả khoản phí này.

Ví dụ bạn gửi hàng sang Đài Loan thì lựa chọn hãng tàu  nào là quyền của bạn, bạn có quyền chuyển tàu theo mong muốn của mình. Trong môi trường cạnh tranh như hiện tại thì các Forwarder bắt buộc phải sales hàng Freehand để có được hoa hồng.

Vì hàng Freehand nên có nhiều lựa chọn hãng tàu khác nhau. Trong giao nhận quốc tế, nếu như bạn là đại lý mà người giao hàng lại đang làm việc với sale hãng nào đó thì bạn sẽ rất khó khăn trong việc làm hàng của người giao hàng này với sales khác cùng hãng. Vì vậy chỉ có Freehand mới tạo điều kiện cho bạn chuyển hãng tàu.

 Freehand do shipper book tàu và đồng thời shipper cũng là người chi trả khoản phí này.

Một ví dụ như sau: Shipper A đang chuyển hàng qua Đài Loan. Làm qua forwarder A đi qua hãng tàu tên là ABC. Forwarder đang làm sale với hãng tàu ABC là B. Dù bạn có giá tốt hơn, đang làm sale với một sale khác ABC, thế nhưng cơ hội để bạn lấy hàng vẫn vô cùng thấp. Nếu bạn đang là forwarder và muốn lấy hàng thì có duy nhất một cách là hàng này nhất định phải là hàng freehand. Đồng nghĩa với việc giá của hãng tàu khác tốt hơn của ABC.

Hàng Freehand các nhà bán hàng phải tự mình làm các công việc

Bộ chứng từ hàng freehand và hàng chỉ định gồm

  • Packing List: đây phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa. Nó dùng để kê khai với vận chuyển phát hành đơn. Chứng từ giúp hỗ trợ thanh toán, những điều kiện là hàng hóa phải đồng nhất với những gì mô tả. Packing list giúp cho người mua kiểm tra hàng hóa đầy đủ khi nhận hàng. Đồng thời nó được coi như tấm vé bảo hiểm khi có bất cứ mất mát gì xảy ra. Khi điền các thông tin trên Packing List bạn cần chú ý các điều khoản về thông tin người xuất khẩu, thông tin người nhập khẩu, tên và số chuyến tàu, cảng xuất hàng, mô tả hàng hóa,… Có bạn hỏi  mình Packing list có quan trọng không? Mình xin trả lời là có quan trọng, nếu bạn không hoàn thành các thông tin liên quan thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như không gửi/không nhận được hàng hóa, bị cơ quan hải quan phạt,…
  • Certificates (Certificate of Origins) đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cơ quan có thẩm quyền cung cấp. CO phải tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu cũng như nước nhập khẩu. Mục đích của CO giúp minh chứng được xuất xứ hàng hóa. Một số nước có quy định chặt chẽ như Châu Âu, Nhật Bản hay Mỹ là các nước nghiêm ngặt trong quá trình rà soát hàng hóa. Như vậy thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quan trọng hơn bao giờ hết.
  • Bill of Lading & Delivery Order: DO là chữ viết tắt của Delivery Order, đây là giấy nhận lệnh lấy hàng. Sau khi nhận được bill gốc và giấy báo hàng đã đến từ hãng tàu. Bạn sẽ phải đến hãng tàu hoặc các đại lý giao nhận hàng để nhận lệnh. Bill of Lading đây chính là bill gốc, trong một số trường hợp người nhận hàng yêu cầu cần có bill gốc để xác nhận tính xác thực của hàng hóa mới chấp nhận chuyển tiền.
  • Customs clearance: phí khai báo hải quan. Đây là phí khi hàng của bạn đi qua các cửa hải quan. Phí này tùy thuộc vào đối tượng sẽ áp dụng những mức giá khác nhau. Có thể nộp phí trực tiếp bằng tiền mặt tại các cơ quan hải quan hoặc qua các tài khoản hải quan tại kho bạc nhà nước, hoặc có thể thông qua  số tài khoản được ủy quyền. Có thể nộp phí theo tháng hoặc theo số lần. Tuy nhiên để nộp theo cách này cần đăng ký trước với các tổ chức có hình thức thu theo tháng. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn có thể xem qua thông tư 274/2016/TT-BTC.

Tóm lại hàng freehand là hàng do shipper trả cước được xuất hàng theo các điều kiện nhóm C

Lời kết

Trong bài viết này chúng tôi đã trả lời cho bạn đầy đủ câu hỏi:” hàng freehand là gì ” và những vấn đề xung quanh nó. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn hoàn thành tốt công việc của mình trong ngành logistics.

mrnguyen

Chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc , Mua hàng Trung Quốc, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Bùi Văn Nguyên, sinh ngày 12 tháng 03 năm 1987.Hiện nay đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và tiếp vận Vĩnh Cát, địa chỉ: HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội. Chịu trách nhiệm kiểm chứng toàn bộ về nội dung xuất nhập khẩu uỷ thác – vận chuyển hàng Trung Quốc

Trả lời