Packing list là một trong những chứng từ quan trọng trong các thủ tục hải quan. Vậy packing list là gì? Khi lập packing list thì cần những lưu ý gì? Vậy trong bài viết này Vĩnh Cát sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về loại chứng từ này nhé.

Packing list là gì

Packing list hay còn gọi là phiếu đóng gói hàng hóa. Thông thường trên phiếu đóng gói chỉ thể hiện số lượng hàng hóa và phương thức đóng gói chứ nó không thể hiện giá trị của lô hàng

Phân loại mẫu packing list

Hiện nay tại Việt Nam đang dùng 3 mẫu packing list. Và cách đơn giản để phân biệt 3 mẫu này đó là nhìn vào tiêu đề. 3 mẫu packing list có mục đích cụ thể như sau:

  • Detailed packing list: Phiếu đóng gói chi tiết. Loại packing list này ghi rõ chi tiết lô hàng.Thường người mua và người bán hay dùng loại này.
  • Neutrai packing list: Phiếu đóng gói trung lập,loại packing list không đề tên người bán.
  • Và mẫu packing list cuối cùng chính là Packing and Weight list: phiếu đóng gói hàng hóa kèm theo bảng kê trọng lượng.

Hiện nay tại Việt Nam đang dùng 3 mẫu packing list

Tác dụng của packing list

Nhiều bạn mới vào bước chân vào ngành xuất nhập khẩu có hỏi mình về tác dụng của packing list. Vậy mình xin phép được trả lời như sau. Packing list hay phiếu đóng gói trên đó thể hiện các thông tin dưới đây:

  • Số lượng hàng trong container là bao nhiêu, trọng lượng hàng hóa là bao nhiêu?
  • Số kiện, số pallet là bao nhiêu? Có bao nhiêu kiện nhỏ được đóng trong hộp lớn.
  • Hàng sẽ xếp dỡ bằng tay hay bằng xe nâng
  • Thời gian dự kiến xếp dỡ hàng, từ đó dễ dàng tính được số lượng hàng hóa xếp dỡ trong một ngày. Điều này giúp cho việc người mua dễ dàng sắp xếp thuê nhân lực và chuẩn bị nhà kho.
  • Sản phẩm cần tìm nằm trong kiện nào, pallet nào. Nếu trong trường hợp sản phẩm có lỗi xảy ra, bạn có thể khiếu nại với nhà sản xuất để họ truy vấn lại ca sản xuất, người phụ trách.

Xem thêm:

Manifest là gì? Thủ tục khai báo manifest

Bill gốc và những điều bạn cần phải biết

Các nội dung chính trong trong Packing list

Các nội dung trên packing list thường bao gồm các nội dung chính dưới đây:

  • Tiêu đề trên cùng gồm: logo, tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, fax
  • Seller: tên, địa chỉ công ty, số điện thoại, fax
  • Số và ngày Packing List
  • Buyer: thông tin người bán gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, fax
  • Ref no: số tham chiếu
  • Port of loading: cảng bốc xếp hàng
  • Port of Destination: Cảng đích
  • Tên tàu, số chuyến
  • Estimated Time Delivery: dự kiến ngày tàu chạy
  • Product: bao quát hàng hóa như tên hàng, ký hiệu hàng hóa
  • Quantity: số lượng hàng hóa
  • Packing: số lượng thùng hàng, kiện hàng.
  • Net weight: trọng lượng tịnh (chỉ tính trọng lượng thực của hàng hóa)
  • Gross weight: trọng lượng thô bao gồm trọng lượng hàng hóa và dây buộc, thùng đựng phía ngoài).Để mình giúp bạn phân biệt hai khái niệm net weight và gross weight bằng ví dụ này: gross weight của lô hàng là 100kg, trọng lượng thực là 80kg thì trọng lượng thùng đựng, dây quấn sẽ là 20kg. Thêm một lưu ý nữa cho bạn là gross weight không được vượt quá trọng lượng mà hãng tàu đã đề ra trước đó, có như vậy thì hàng mới được xếp lên tàu.
  • Ghi chú thêm
  • Xác nhận bên bán hàng: ký và đóng dấu

Với những loại hàng được đóng gói phức tạp thì chúng ta cần cung cấp thêm Detailed Packing List. Detailed Packing List là bản kê khai chi tiết hơn, nó được gửi cùng Packing list. Trên thực tế thì Detailed Packing List dùng để kiểm tra số lượng hóa khi nhập vào kho còn packing list dùng kê khai hải quan xem số lượng chung là bao nhiêu.

Bạn có quan tâm: Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam

 

Detailed Packing List là bản kê khai chi tiết hơn, nó được gửi cùng Packing list

Những lưu ý khi lập packing list

Bên cạnh việc quan tâm tới nội dung của packing list bạn cùng cần để tâm tới những lưu ý khi lập packing list. Vậy khi lập packing list cần chú ý tới những điều gì?

  • Số và ngày lập packing list
  • Tên hàng hóa và mã hàng (nếu có)
  • Quy cách đóng gói: số lượng, trọng lượng hàng hóa, kích thước ra sao
  • Thông tin của người mua
  • Thông tin của người bán

Bạn cần chắc chắn rằng các thông tin kê khai trong packing list phải hoàn toàn chính xác và khớp với vận đơn. Vì thủ tục khai báo lại packing list thường khá rắc rối.

Bạn cần cẩn trọng trong các bước kê khai packing list

Tóm lại thông qua bài viết này  bạn cần hiểu được Packing list là gì và nó có tác dụng như thế nào vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt mình mong rằng khi điền các thông số trên packing list bạn cần thận trọng, nếu có sự sai sót thì việc  sửa lại khá rắc rối

Trên đây mình đã trả lời cho bạn đầy đủ câu hỏi “Packing list là gì”. Bạn chỉ cần nhớ rằng packing list là một trong những chứng từ cần phải có trong kê khai hàng hóa và cần phải kê khai sao cho nội dung được chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Chúc bạn hoàn thành tốt công việc của mình trong ngành xuất nhập khẩu. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết kế tiếp.

 

 

mrnguyen

Chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc , Mua hàng Trung Quốc, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Bùi Văn Nguyên, sinh ngày 12 tháng 03 năm 1987.Hiện nay đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và tiếp vận Vĩnh Cát, địa chỉ: HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội. Chịu trách nhiệm kiểm chứng toàn bộ về nội dung xuất nhập khẩu uỷ thác – vận chuyển hàng Trung Quốc

Trả lời