Nếu làm trong tìm hiểu về lĩnh vực  xuất nhập nhập chắc chắn các bạn đã từng nghe qua cái tên CFS. Vậy phí CFS là gì? 

Muốn xuất nhập khẩu hàng hoá, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn, quá trình như: giấy tờ, kho, phương tiện vận chuyển…Và CFS là một trong những hình thức lưu trữ được rất nhiều đơn vị doanh nghiệp áp dụng. Bài viết dưới đây Vĩnh Cát sẽ nói kỹ hơn để các bạn có thể hiểu được thuật ngữ CFS và những điều cần lưu ý về phí CFS.

Phí CFS là gì?

CFS được viết tắt từ Container freight station. Phí CFS được hiểu ngắn gọn là phí để công nhân bốc dỡ và đóng gói hàng hoá tại kho CFS. Hay nói cách khác chính là chi phí giữ hàng và chi phí kho bãi. Điều cần lưu ý ở đây là CFS là phí thu của bạn khi hàng ở trong kho và đang chờ được xử lý như việc bốc xếp, đóng gói. Sau đó đưa vào container và chờ người tới nhận hàng. 

Nhiều người hay nhầm lần giữa phí THC và CFS. Nhưng hay hiểu đơn giản về phí THC là phí bốc xếp hàng từ cảng lên tàu hoặc xuống tàu còn CFS là phí thuê muốn kho bãi, bốc xếp hàng hoá tạm thời vào kho.

Vậy CFS ở đây chính là điểm gom hàng lẻ. Hình thức vận chuyển hàng này giúp doanh nghiệp logistics tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà lại được vận chuyển hàng một cách hiệu quả hơn.

Phí CFS được hiểu ngắn gọn là phí để công nhân bốc dỡ và đóng gói hàng hoá tại kho CFS
Thời gian tối đa để lưu trữ và xử lý hàng hoá được tính từ khi được đưa vào kho là 90 ngày

Thời gian lưu trữ trong kho CFS

Thời gian tối đa để lưu trữ và xử lý hàng hoá được tính từ khi được đưa vào kho là 90 ngày. Đối với các trường hợp có lý do chính đáng, và được sự đồng ý của Chi cục trưởng cục hải quan. Thì hàng hoá được phép gia hạn 1 lần nữa và sẽ ko vượt quá con số 90 ngày. Còn với đối tượng đã quá hạn thời gian lưu trữ mà không có người nhận thì cơ quan sẽ thông báo. Tính từ lúc thông báo là 60 ngày thì chủ hàng có thể bị cơ quan Hải quan phạt theo quy định khi đến nhận hàng hoá.

Có thể bạn muốn biết: Thời gian chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu?

Thủ tục đưa hàng vào kho CFS?

Thủ tục đưa hàng vào kho sẽ được phân ra làm 2 dạng: thủ tục đưa hàng nhập vào kho CFS và thủ tục xuất hàng vào kho CFS. Sau đây là các bước cụ thể về thủ tục đưa hàng vào kho CFS.

Thủ tục đưa hàng nhập khẩu vào kho

Để đưa hàng nhập khẩu vào kho bước đầu tiên bạn cần phải làm thủ tục nhận chứng từ bao gồm: 1 master bill of lading, 2 giấy uỷ quyền có sự xác nhận và đồng ý về các công đoạn chuyển hàng và 1 bảng kê hàng được chuyển đến.  Tiếp theo là các thủ tục hải quan trước khi hàng nhập cảng. Sau đó đến khâu giao nhận từ cảng đem về kho. Và bước cuối cùng là công việc của bên CFS sẽ có trách nhiệm về khâu xuất hàng hoá. Thông báo cho các bên liên quan các vấn đề về hàng hoá.

Xem thêm:

Phí THC là gì? Tổng hợp tất cả các thông tin bạn cần biết

Telex release và những điều bạn cần phải biết

Thủ tục đưa hàng xuất kho

Quy trình làm hàng tại kho được diễn ra qua 5 giai đoạn. Đầu tiên để có thể đặt booking thuê kho người thuê cần phải cung cấp thông tin: tên chủ hàng, cảng dỡ hàng, địa chỉ giao nhận, thông tin hàng hoá, phương tiện vận chuyển phù hợp. Bước 2 sau khi đã thuê được kho, sẽ tiến hành giao hàng đến kho theo thoả thuận. Điều cần lưu ý là khi vận chuyển bằng container thì yêu cầu đóng hàng sẽ khắt khe hơn. Sau khi hàng hoá được đóng là bước tiến hành kiểm tra hồ sơ quan kiểm hoá. Cuối cùng CFS có trách nhiệm thông báo cho người thuê kho và các đơn vị liên quan khi hàng đã được chuyển lên tàu.

Tuỳ thuộc vào số lượng hàng hoá cũng như cân nặng hay địa điểm giao nhận hàng thì sẽ có những mức phí CFS khác nhau.

Những điều bạn cần biết về CFS

Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng CFS là giúp các doanh nghiệp gom hàng lẻ thành một lô hàng lớn. So sánh giữa việc chuyển từng sản phẩm lẻ tới cho khách hàng thì chuyển theo lô và số lượng lớn thì sẽ tiết kiệm được đáng kể phí vận chuyển. Hơn nữa lại thuận tiện trong khâu thủ tục nhập hàng khi sử dụng một loại đơn vận tải.

Bên cạnh những ưu  điểm thì CFS vẫn còn tồn tại những khó khăn như: bạn phải chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ, thời gian chờ hàng khá lâu. Hay những hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu khi lưu giữ tại kho mà bị quá thời gian quy định thì doanh nghiệp sẽ không có quyền lấy lại. Một nhược điểm ở đây phải nhắc tới để các doanh nghiệp lưu ý là trong quá trình lưu kho vận chuyển, bốc hàng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá. Và dù hệ thống CFS nằm bên trong hay ngoài cửa khẩu thì hàng hoá vận chuyển luôn luôn phải làm thủ tục hải quan, chịu sự giám sát và kiểm tra hải quan.

phí cfs là gì
Sau khi hàng hoá được đóng là bước tiến hành kiểm tra hồ sơ quan kiểm hoá

Như vậy bài viết đã giới thiệu về chi phí CFS cũng như những điều bạn cần lưu ý về CFS. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong khâu xuất nhập khẩu hàng hoá.

mrnguyen

Chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc , Mua hàng Trung Quốc, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Bùi Văn Nguyên, sinh ngày 12 tháng 03 năm 1987.Hiện nay đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và tiếp vận Vĩnh Cát, địa chỉ: HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội. Chịu trách nhiệm kiểm chứng toàn bộ về nội dung xuất nhập khẩu uỷ thác – vận chuyển hàng Trung Quốc

Trả lời