Để hiểu được về lĩnh vực này thì chúng ta cần phải đi tìm hiểu định nghĩa của forwarder. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm sale forwarder, giúp các bạn tự tin hơn khi mới bắt đầu công việc. 

Sale Forwarder là gì?

Sale Forwarder còn được gọi là Sale logistics. Trong một công ty mỗi người đều có những nhiệm vụ khác nhau như: kế toán, sale, chứng từ.. Và Sale logistics cũng tương tự như thế, nó được coi là một nghề. Khi bạn làm nhân viên kinh doanh trong một công ty logistics, thì có nghĩa là bạn đang làm sale. Nếu chỉ nói ở mức độ làm được việc thì đến cả các bạn sinh viên mới ra trường cũng có thể làm được. Nhưng nếu nói để có thể gắn bó được với nghề thì không phải là chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn cần có nhiều kỹ năng. Nhiệm vụ của bạn trong ngành này không đơn thuần chỉ là giữ chân khách hàng cũ mà còn phải mở rộng thị trường thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho công ty. Mục đích của công việc này là tạo quá trình thương mại được thông suốt, tăng giá trị trao đổi sản phẩm. 

 Tạo quá trình thương mại được thông suốt, tăng giá trị trao đổi sản phẩm là như thế nào?. 

 

Tóm lại nhân viên sale forwarder là người môi giới, trung gian mua hàng. Nhưng điều khó nhất trong ngành là đây là một loại hình dịch vụ, chứ không đơn thuần là một món hàng. Bên cạnh cái khó nó sẽ ló cái hay, khi đã thành dân trong nghề thì việc ăn thêm nhờ độn giá và hưởng hoa hồng thì lại là một lợi thế lớn, nó sẽ còn cao hơn cả lương chính của bạn. 

Kinh nghiệm cho người mới vào nghề

Đầu tiên bạn cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của công ty mình là gì? Tìm hiểu thị trường xem có những công ty nào mạnh hàng khô, công ty nào có thế mạnh về hàng đông lạnh. Xác định các tuyến cạnh tranh, khi đó bạn nên tập trung vào khách hàng đó để sale.

Nếu là người mới vào nghề, bạn sẽ được hướng dẫn điều cơ bản nhất là gọi điện thoại chào giá, khai thác thông tin như: xuất hàng gì, cảng đến là cảng nào, hay loại container nào, sau đó xin gmail để xác thực và báo giá.

Để nói chuyện, và xử lý tốt các tình huống khi khách hàng đặt câu hỏi thì bạn cần phải có sự chuẩn bị. Và cái này quan trọng nhất là dựa vào kinh nghiệm của mình, tuỳ cơ ứng biến. Rèn luyện kỹ năng bán hàng, đoán tâm lý, hiểu được khách hàng cần gì và đưa ra giải pháp cho họ. Và đặc biệt hơn bạn cần phải rèn luyện tính kiên trì, vứt bỏ lòng tự ái bản thân. Các hình thức sale trong ngành như: sales FCL hướng đến đối tượng là các công ty xuất nhập khẩu. LCL các công ty XNK, cá nhân có hàng gửi đi hay muốn nhập về từ nước ngoài. Và cao cấp nhất và nhàn hơn là sales overseas, tìm kiếm các công ty fdw nước ngoài và làm agent hanle.

Thực tế có rất nhiều người có duyên trong ngành này, nên doanh số của họ thường tốt hơn

Nhưng yếu tố khá quan trọng trong ngành sale là một chút duyên, một chút may mắn. Thực tế có rất nhiều người có duyên trong ngành này, nên doanh số của họ thường tốt hơn. Bạn hãy tự mình tìm đến may mắn bằng cách cố gắng tìm tòi thì khi đó bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Sau những cố gắng mà nhận được lô hàng đầu tiên, bạn sẽ thấy có động lực hơn. Bản thân sẽ thay đổi rất nhiều sau những khó khăn vất vả. 

Các bước và nội dung cơ bản của sale logistics 

Bạn nên nhớ rằng điều quan trọng nhất của một Saler là phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng trong từng ngày làm việc. Vạch ra kế hoạch cụ thể và kỷ luật bản thân sẽ nâng cao hiệu quả làm việc. 

Các quy trình thực hiện công việc

Đầu tiên bạn cần phân tích mô hình Swot của công ty so với đối thủ cạnh tranh, điều này giúp bạn hiểu được mình nên triển khai theo mảng nào, tuyến vận chuyển. Biết được mình cần phải làm gì, những mảng nào cần hạn chế khai thác. Tránh sale dàn trải,và không tập trung.

Bước 2: Thu thập thông tin khách hàng, khi đã xác định được đối tượng hay gọi là thị trường mục tiêu thì công việc của bạn là thực hiện tìm kiếm thông tin như nhân khẩu học. Tiếp cận thông tin khách hàng từ hiện trường: khu công nghiệp, hội chợ triển lãm…

Tiếp cận thông tin khách hàng từ hiện trường: khu công nghiệp…

Bước 3: Sau khi đã tìm hiểu thông tin thì bước tiếp theo của bạn là cần phải tiếp cận khách hàng, hay nói cách khác là tiếp cận để chào hàng. Ở bước này bạn có thể tiếp cận bằng cách giới thiệu qua điện thoại và xin email của khách hàng.

Bước 4: Xin các thông tin để báo giá, thông tin ở đây phụ thuộc vào điều kiện Incoterm, thông tin hàng cần làm dịch vụ hải quan.

Bước 5: Bạn cần phải làm việc với Agent của hãng tàu để xin giá bộ phận XNK. Quá trình này cần làm nhanh nhất. Lưu ý bộ phận XNK phải đồng thời quan tâm đến nhiều đơn hàng. Vì vậy bạn cần luôn chủ động liên hệ để có giá nhanh nhất gửi tới khách hàng. 

Bước 7: Công việc của bạn bây giờ là thương lượng về giá nếu khách hàng có yêu cầu về giá. Có 2 trường hợp xảy ra, trường hợp 1 là khách hàng chấp mức giá và đồng ý uỷ quyền cho bên mình làm đại lý vận chuyển. Trường hợp 2 khách hàng muốn thương lượng giá thì lúc này bạn cần phải xem xét vấn đề và tư vấn để khách hàng cảm thấy mình đang có lợi vì như vậy bạn sẽ nắm chắc phần thắng.

Bước 8: Chăm sóc khách hàng, để có sự gắn kết giữa khách hàng cộng tác và gắn bó với công ty lâu dài thì không chỉ có chất lượng tốt mà dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.

 

mrnguyen

Chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc , Mua hàng Trung Quốc, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Bùi Văn Nguyên, sinh ngày 12 tháng 03 năm 1987.Hiện nay đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và tiếp vận Vĩnh Cát, địa chỉ: HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội. Chịu trách nhiệm kiểm chứng toàn bộ về nội dung xuất nhập khẩu uỷ thác – vận chuyển hàng Trung Quốc

Trả lời