Incoterms được ra đời từ năm 1936 bởi phòng thương mại quốc tế ICC. Khoa học học Hàng Hải ngày càng phát triển làm cho giao thương buôn bán giữa các quốc gia ngày càng nhiều hơn. Cùng với đó là sự bất đồng ngôn ngữ, tranh chấp và kiện tụng thương mại. Incoterms được ra đời từ đó và tính đến nay đã được sửa đổi nhiều lần. Nhưng hai lần sửa đổi lớn và đáng chú ý nhất là vào năm 2000 và năm 2010. Vậy nội dung của hai lần sửa đổi này có gì khác nhau, sẽ được Vĩnh Cát nói kỹ hơn ngay sau đây.

Nguyên nhân ra đời Incoterms 2010

Cách giải thích về nghĩa vụ và chi phí chưa dễ hiểu làm các doanh nghiệp không hiểu rõ vấn đề dẫn đến những phát sinh tranh chấp. Việc không xác định rõ chi phí cấu thành nên các nhà vận chuyển hàng hải đã thêm vào các phụ phí bất hợp lý. Sự ra đời của Incoterms 2010 nhằm mục đích giải quyết được vấn đề đó.

Cần thay đổi cách quản lý anh ninh sau vụ khủng bố hàng hoá ngày 11/9/2001. Năm 2004 bộ quy tắc đã chỉnh sửa thương mại Hoa Kỳ hoàn thiện.

Hơn nữa sự thay đổi của công nghệ kỹ thuật số cũng góp phần làm cho thủ tục chứng từ điện tử nhanh chóng và chính xác hơn.

Hiện nay trên mạng có rất nhiều các mẹo ghi nhớ nhớ về điều khoản của Incoterms 2010
Hiện nay trên mạng có rất nhiều các mẹo ghi nhớ nhớ về điều khoản của Incoterms 2010

Nội dung Incoterms 2010

Hiện nay trên mạng có rất nhiều các mẹo ghi nhớ nhớ về điều khoản của Incoterms 2010. Theo ý kiến cá nhân mình thì bạn không nên học theo cách đó vì nếu học theo cách đó bạn sẽ trở nên thụ động làm cho não mình quen với sự  lười biếng và thiếu khoa học. Vì vậy để dễ hiểu và dễ nhớ hơn bạn cần phải hiểu bản chất vấn đề. Incoterms 2010 được chia thành 4 nhóm: E – Ex ; F – Free; C – Cost; D – Delireres, hiểu theo nghĩa thực tế của nó giúp bạn hiểu kỹ nội dung.

E-EXW-Ex Works: giao hàng tại xưởng

Đây là nhóm là người bán gần như không cần phải chịu trách nhiệm gì về hàng hóa và cũng không cần làm bất cứ việc gì khi khai hải quan lô hàng.

Nhóm F : FOB, FCA, FAS

F-Free có nghĩa là miễn trách nhiệm. Ở nhóm này người bán không phải chịu trách nhiệm từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.

Nhóm FCA-Free carrier có nghĩa là giao hàng cho người chuyên chở. Trong nhóm này người bán chỉ có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận chuyển, mà người mua yêu cầu. Sau đó sẽ bàn giao lại cho bên mua và người bán được miễn trách nhiệm tại đây. Trong quá trình vận chuyển nếu hàng hoá có xảy ra vấn đề gì thì người bán hoàn toàn không liên quan và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Tóm lại, bạn chỉ cần hiểu đơn giản là miễn trách nhiệm trong việc vận chuyển sau khi đã bốc hàng lên phương tiện vận chuyển.

FAS (Free alongside) Giao hàng dọc mạn tàu. Trong điều khoản này người bán sẽ phải có trách nhiệm nhiều hơn, họ phải thuê phương tiện vận chuyển, chở hàng ra cảng giao lại cho người mua thì lúc nào mới hết trách nhiệm. Trong quá trình vận chuyển ra đến cảng nếu có xảy ra vấn đề gì về hàng hoá thì họ phải là người chịu trách nhiệm.

FOB (Free on Board): Giao hàng lên tàu. Trong F thì FOB là điều kiện cao nhất. Nếu như trong điều kiện FAS bạn chỉ cần chở hàng ra cảng là xong, nhưng FOB thì bạn cần phải xếp hàng lên container, trong quá trình xếp hàng nếu chẳng may làm hỏng thì bên bán phải chịu trách nhiệm hàng hoá. Mọi chi phí thủ tục, nộp thuế thì bên mua đều phải chịu. Tuy nhiên phí cước tàu bên bán không phải chịu vì phí này phát sinh tại thời điểm tàu đã khởi hành.

Nhóm C: Cost

Trong điều kiện này bạn là người chịu các phí phát sinh sau điều kiện F. Bạn sẽ hiểu như là ở FOB người mua chịu trách nhiệm hàng hoá trong quá trình bốc hàng. Nhưng đối với Cost người bán hàng phải chịu thêm cả phí cước tàu, bảo hiểm. Nhóm C được chia ra như sau: CFR, CIF, CPT.

CFR (Cost and Freight)

Có nghĩa  là người bán chịu thêm phí vận chuyển còn gọi là cước tàu, phí dỡ hàng tại cảng người mua sẽ chịu trách nhiệm. Ta có thể suy ra một công thức như sau: CFR = FOB + F (cước tàu biển)

CIF (Cost-Insurance and Freight)

Trong nhóm này người bán phải chịu thêm phí bảo hiểm cho lô hàng trong quá trình vận chuyển. Nếu lô hàng của bạn bị hỏng, hay xảy ra rủi ro thì bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù với điều kiện trước đó đã được đóng bảo hiểm. Và trong điều kiện CIF thì người mua sẽ là bên chịu phí này.

CIF = CFR + I (bảo hiểm) = FOB + F (cước tàu biển) + I (bảo hiểm)

CPT (Carriage paid to) Cước phí trả tới

So với CIF thì CPT phải chịu thêm các khoản phí vận chuyển khác: CPT= CFR + F

Nhóm D: DAT, DAP, DDP

DAT (Delireres at terminal) – Giao hàng tại bến. NGười bán giao hàng tại một bến quy định, vị trí chuyển đổi rủi ro là sau khi người bán giao hàng thành công.

DAP (Delivered at place): Giao hàng tại nơi đến. Ở đây người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi giao hàng đến vị trí mà người mua yêu cầu. Người bán không chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan.

DDP (Delivered duty paid) : Giao hàng đã thông quan nhập khẩu. Khác với DAP điều kiện của DDP là người bán sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan. Nếu muốn bên bán chịu phí này thì bạn dùng điều kiện DAP.

 

mrnguyen

Chuyên vận chuyển hàng Trung Quốc , Mua hàng Trung Quốc, Ủy thác xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Bùi Văn Nguyên, sinh ngày 12 tháng 03 năm 1987.Hiện nay đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và tiếp vận Vĩnh Cát, địa chỉ: HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt , Hoàng Mai, Hà Nội. Chịu trách nhiệm kiểm chứng toàn bộ về nội dung xuất nhập khẩu uỷ thác – vận chuyển hàng Trung Quốc

Trả lời